• Chia sẻ qua Zalo
  • Chia sẻ FB
  • Góp ý & Báo lỗi
  • Bình luận0

Tốt Xấu-Đúng Sai

good_versus_evil_by_thesamirh-d56hphs.png
Trong ngôn ngữ thường ngày, chúng ta vẫn hay nói: Người Tốt-Việc Tốt. Nói như vậy liệu có chính xác? Hay chúng ta nên nói: Người Tốt-Việc Đúng. Dựa vào bài viết What is good and what is right của Cha James F. Keenan S.J. Dòng Tên,  người viết trước là sẽ nêu lên các ý niệm trên, sau là bàn về mối liên hệ giữa chúng.
Tốt-Xấu và Đúng-Sai là các ý niệm thuộc luân lý. Nhiều người lẫn lộn hay không phân biệt được các ý niệm này. Tốt-Xấu liên quan đến con người, chủ thế của hành động, người đó hành động vì tình yêu hay không vì tình yêu để nỗ lực sống đúng. Câu hỏi liên hệ đến Tốt-Xấu là: liệu người đó có cố gắng để đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu để yêu mến Thiên Chúa và tha nhân hay không. Đúng-Sai liên quan đến hành vi, mô tả hành vi thúc đẩy các giá trị trong thế giới. Câu hỏi liên hệ đến Đúng-Sai là: liệu các hành động nào đó có thực sự làm cho thế giới này trở nên tốt đẹp hơn không.
Tốt-Xấu và Đúng-Sai liên quan đến động lực và ý hướng. Với động lực, chúng ta muốn biết điều gì là nền tảng thúc đẩy để đi đến hành động. Trong khi ý hướng liên quan đến các lý do cho hành động mà nó hướng dẫn các phán đoán của chủ thể trong việc chọn lựa phương tiện hành động. Động lực gắn với Tốt-Xấu và ý hướng và chọn lựa gắn với Đúng-Sai.
Do đó, khi xét đến mối liên hệ giữa Đúng-Sai liên hệ với tiêu chuẩn Tốt-Xấu. Để phân biệt được giữa Tốt-Xấu và Đúng-Sai chúng ta phân biệt giữa động lực và ý hướng. Câu hỏi đặt ra nói lên mối liên hệ này là: “Tôi có đang cố gắng để trở nên người tốt hơn để làm cho thế giới này thành một nơi tốt hơn hay không?”
Một người tốt, nhưng có thể hành động sai, nghĩa là, sống tốt không đảm bảo cho hành xử đúng và người xấu không chắc là hành xử sai. Tương tự vậy, một người có thể có ý hướng đúng, nhưng thiếu khôn ngoan, làm chọn lựa sai. Hoặc một người có thể làm chọn lựa đúng thậm chí nếu ý hướng thiếu trật tự. Vì vậy, Đúng-Sai liên quan đến các vấn đề vốn tương hợp với cách nghĩ của chủ thể trong cả ý hướng và chọn lựa.
Trong khi đó, động lực liên hệ đến đức ái (Mến Chúa Yêu người). Một người là đạo đức hay chưa đạo đức hệ tại ở động lực thúc đẩy người đó. Nếu vì tình yêu Chúa và tha nhân mà người đó hành động, thì chúng ta nói người ấy đạo đức; và ngược lại chưa là người đạo đức, nếu động lực thúc đẩy người đó là bởi tỉnh yêu vị kỷ. Động lực luân lý này sẽ chi phối cả đến ý hướng và chọn lựa. Như vậy có thể nói, động lực luân lý là đặc tính vô điều kiện và đẩy đủ của Đúng-Sai luân lý, đồng thời cho thấy một người là Tốt hay Xấu.
Tóm lại, mối liên hệ giữa ý niệm Đúng-Sai và tiêu chuẩn Tốt-Xấu là mối liên hệ giữa Động lực và Ý hướng và Chọn lựa. Khi nói một người nào đó là tốt hay xấu và hành động của người đó là đúng hay sai, chúng ta không chỉ phán đoán dựa trên hành động của người đó mà cần xét đến động lực, ý hướng và chọn lựa: Động lực phải đặt nền tảng trên đức ái, ý hướng phải ngay lành và chọn lựa phương tiện đúng đắn thích hợp để thực hiện hành động.
Thiên Kính, S.J.

Bạn được tự do bày tỏ quan điểm nhưng nghiêm cấm spam

Tin liên quan

-->