• Chia sẻ qua Zalo
  • Chia sẻ FB
  • Góp ý & Báo lỗi
  • Bình luận0

Đời sống Thánh hiến là gì?

Kinh đọc trong năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ và các cộng đoàn Thánh hiến (2014-2015) được bố cục thành năm triệt, với những ý được liên kết chặt chẽ với nhau.
 Đời sống Thánh hiến là gì
 Đời sống Thánh hiến là gì



Kinh đọc trong năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ và các cộng đoàn Thánh hiến (2014-2015) được bố cục thành năm triệt, với những ý được liên kết chặt chẽ với nhau.

Triệt thứ bốn “cầu cho các cộng đoàn tu sĩ nam nữ được luôn trung thành với căn tính của mình, hầu phát sinh những hoa trái thánh thiện phong phú, nên dấu chỉ rạng ngời của Nước Trời giữa thế gian qua đời sống khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục”

Vậy đời sống Thánh hiến là gì?

Đời sống Thánh hiến là lối sống Nước Trời trong những thực tại trần thế (Réalités terrestres). Đời sống thánh hiến không phải là một lối sống xa rời trần thế. Ngược lại, là một phương cách đảm nhận thực tại trần thế, và trình bày một phương án giải quyết, khác với lối suy nghĩ “thế gian”. Ta gọi là phương án Nước Trời. Chẳng hạn ba lời khuyên Phúc Âm, mà các tu sĩ tuyên khấn, đó chính là sự dấn thân đảm nhận những thách đố căn bản nhất của cuộc sống con người, bằng phương thức mà Chúa đề nghị. Ba lãnh vực bao trùm cuộc sống con người, đó là: Tình yêu, kinh tế và chính trị. Lời khấn khiết tịnh là cách diễn tả một tình yêu chân thật nhất. Lời khấn khó nghèo trình bày một cách sống, hay nói mạnh hơn, một cách giải quyết vấn đề kinh tế, triệt để nhất. Và lời khấn vâng phục là một phương án giải quyết những vấn đề chính trị căn bản nhất (“chính trị” trong ý nghĩa ban đầu, chính là đời sống chung giữa con người với nhau). Do đó, đời sống thánh hiến, dù là đan tu, vẫn bao hàm một liên hệ sâu xa với cuộc sống trần thế.

Mặt khác, Giáo Hội chính là Bí tích Nước Trời. Nước Trời không đồng nhất với Giáo Hội hữu hình, nhưng cũng không tách biệt với Giáo Hội  hữu hình. Điều quan trọng là Giáo Hội  phải tỏ lộ cho thế giới một sự hiện diện ẩn sâu của Nước Trời trong nề nếp sinh hoạt cụ thể của một Giáo Hội hữu hình được định nghĩa như là một dấu chỉ. Do đó, sự hiện diện của đời sống thánh hiến góp phần cho vai trò “bí tích” của Giáo Hội  phổ quát. Nếu việc quản trị luôn có nguy cơ làm lu mờ khía cạnh siêu nhiên của bản chất Giáo Hội, và nếu sứ vụ thánh hóa trần gian luôn có nguy cơ chìm ngập trong não trạng thế tục, thì chính sự hiện diện của đời sống thánh hiến là một sự bù đắp cần thiết - Cần thiết như một lời chứng.

Sự hiện diện của đời sống thánh hiến, không phải chỉ là làm gương sáng. Nhưng cốt yếu là một lời chứng cho một thực tại khác. Chứng tá không chỉ là làm gương. Làm gương đôi khi có tính máy móc, vô hồn… giống như một người thạo nghề cầm tay chỉ việc cho một người  tập sự “Anh phải thao tác như thế này”. Hiểu và làm theo được còn tùy sự thông minh, khéo tay của người học trò. Còn làm chứng là nhìn đúng về bản thân mình trong Đức tin, Đức mến để rồi không nâng mình lên, mà ngược lại, phải hạ bản thân mình xuống, và để làm lộ ra sự hiện diện đầy quyền năng của Chúa. Đó chính là cách làm chứng của Gioan Tẩy giả “Người phải lớn lên, tôi phải nhỏ đi. Người đến sau tôi, tôi không đáng cởi quai dép cho Ngài ( Ga 1, 27).

Tất cả mọi thành phần trong Giáo Hội đều có chung một sứ mạng là làm cho Đức Giêsu được lớn lên giữa lòng Giáo Hội, và giữa lòng thế giới. Dĩ nhiên đời sống thánh hiến cũng có những bước thăng trầm. Có những mặt sáng, và mặt tối. Và nếu Giáo Hội  trần thế vẫn luôn cần thiết được thanh luyện trong Chúa Thánh Thần, thì đời sống thánh hiến vẫn cứ phải liên lỉ thực hành việc canh tân và sám hối.

Lm. An-tôn Vũ Thanh Lịch

Bạn được tự do bày tỏ quan điểm nhưng nghiêm cấm spam

Tin liên quan

-->